Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

Hướng nghiệp

Hello mọi người, trong nhóm mình chắc cũng phần đa là các bạn đang trẻ tuổi, mới bắt đầu những năm đầu sự nghiệp làm một kỹ sư phần mềm, hay một lập trình viên.
Vậy đã bao giờ mọi người đặt câu hỏi: "Mình sẽ code đến bao giờ?” chưa?
Mình đã từng hỏi rất nhiều lần, và ở lại với nó rất lâu cho đến khi mình tìm được câu trả lời.
Nhưng tạm thời, mình sẽ không nói ra câu trả lời của mình cho câu hỏi đó, mà mình sẽ chia sẻ một vài điều mà trong quá trình đi tìm chính bản thân mình, mình đã đọc được, đã trải nghiệm và ngộ ra.
Một buổi sáng ở ngoài ban công phòng làm việc, hồi đó mình chỉ mới tầm 22 tuổi. Sếp mình hỏi mình "Mục tiêu nghề nghiệp của mày là gì?”, mình trả lời: "Mục tiêu ngắn hạn là trở thành 1 kỹ sư giỏi, mục tiêu dài hạn là trở thành 1 leader giỏi và trở thành 1 quản lý giỏi”, Sếp mình im lặng một lúc và nói: "Người quản lý giỏi chưa chắc đã phải là người code giỏi, người code giỏi chưa chắc đã trở thành 1 người quản lý giỏi”. Câu nói đó đã thôi thúc mình đi tìm bản thân và thôi thúc mình đi tìm những câu trả lời cho đến mãi sau này.


Rõ ràng, trong nghành công nghệ thông tin nói riêng, chúng ta có 2 hướng đi, 1 là hướng đi thiên về kỹ thuật, 2 là hướng đi về quản trị. Nhiều người nghĩ rằng: "ồ tôi phải phấn đấu lên thành sếp, thành quản lý thì lương tôi sẽ cao”, cũng có vẻ hợp lý nhưng chỉ là với các nghành khác thôi, còn trong nghành công nghệ thông tin, mình đã từng thấy nhiều người có lương thấp hơn nhân viên, thậm chí, nhân viên còn gấp rưỡi sếp. Vậy thì tại sao nhỉ? vô lý quá phải không? Nhưng thực tế trong 1 quy trình sản xuất phần mềm, và vận hành 1 sản phẩm, có rất nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí đóng một vai trò không thể thiếu trong mắt xích, tuy tầm quan trọng và mức độ chịu trách nhiệm có thể khác nhau, nhưng ở đó, quản lý cũng chỉ là 1 mắt xích mà thôi. Quản lý cũng có những đầu việc của mình, các công việc đó thiên về quản trị nó cũng bình đẳng như các công việc thiên về kỹ thuật mà thôi. Vậy thì làm gì có sự khác nhau ở đây? quản lý cũng chỉ là một nhiệm vụ như bao nhiệm vụ khác, và công ty thì rõ ràng sẽ trả lương cho chất lượng công việc và mức độ cống hiến của mọi người.Vậy thì rõ rồi, một người quản lý giỏi và một người kỹ thuật giỏi hoàn toàn tương đương với nhau.
Vậy làm sao để nhận biết bản thân mình, và các kỹ năng mình cân phải học để theo đuổi hướng đi đúng đắn.
Đây là kiến thức mình đã đọc được (mình không nghĩ ra cái này)

Phân Biệt Nhân Tài Quản Trị Và Nhân Tài Kĩ Thuật

Nhân Tài Kĩ Thuật
  • Đặc điểm hành vi công tác
    • Công việc chú trọng vào quy trình, sự vật, sự việc chi tiết.
    • Cần nhiều thông tin chi tiết - chính xác, đủ thông tin rồi mới để đưa ra quyết định.
    • Luôn chú ý phát triển năng lực kĩ thuật chuyên môn để theo kịp và phát triển chuyên ngành.
    • Sức sáng tạo là hành vi cá thể, mang tính hướng nội.
    • Đánh giá thành công dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí đã có trước.
  • Nhân tố động lực
    • Động lực trong công việc đến từ việc được trực tiếp làm các công việc khác nhau trong ngành, mong muốn có địa vị tự chủ, kĩ năng chuyên môn cao và sự công nhận của đồng nghiệp.
  • Quan niệm giá trị
    • Giá trị theo đuổi là hoàn thành công tác, đạt kết quả theo mục tiêu, được đồng nghiệp thừa nhận, có chủ kiến.

Nhân Tài Quản Trị
  • Đặc điểm hành vi công tác
    • Công việc nặng về quan hệ, tổ chức, phối hợp hoạt động.
    • Thường không có đầy đủ thông tin để ra quyết định nên các quyết định đều có yếu tố mạo hiểm nhất định, đòi hỏi kinh nghiệm, trực giác và sự quyết đoán.
    • Công việc nhắm đến tổng thể nội bộ hệ thống và nhu cầu của hệ thống, chú trọng vào cả 4 yếu tố tổ chức, kết cấu, môi trường, vận hành nằm đạt mục tiêu tổng thể. Tập trung vào công tác tổng thể với 5W1H
    • Sức sáng tạo là hành vi hướng ngoại của một quần thể, vì thế cần biết tính toán tổng thể phối hợp với môi trường, giỏi dùng người và giao trách nhiệm. Bản thân cũng cần chú ý nâng cao nghệ thuật và kĩ thuật chính trị.
    • Đánh giá thành công dựa vào đánh giá trên nhiều góc cạnh, yếu tố.
  • Nhân tố động lực
    • Động lực trong công việc đến từ khả năng lãnh đạo, đề ra kế hoạch tỉ mỉ, giúp đỡ đồng nghiệp, phối hợp với người đồng hành cùng chí hướng, chịu trách nhiệm ra quyết sách và phấn đấu cho mục tiêu tổng thể của hệ thống.
  • Quan niệm giá trị
    • Giá trị theo đuổi là năng lực chỉ huy người khác, lòng tự hào và dũng khí dành lấy chức vụ quản trị, tham gia vào mọi hoạt đông bao gồm hoạt động quyết sách.
Vậy quay lại câu hỏi rằng: "Tôi sẽ code đến bao giờ?" thực tế câu trả lời của mình đó là: 
Méo biết... thề! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét